-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Sai lầm thường gặp có thể biến thuốc thành chất độc
25/05/2022 Đăng bởi: nguyen vanSử dụng thuốc không theo chỉ dẫn hoặc sai cách có thể gây hại cho sức khỏe như tình trạng bệnh xấu đi, lâu hồi phục hơn, phải nhập viện và thậm chí là tử vong.
Nhiều người khi dùng thuốc thường mắc phải những lỗi rất cơ bản mà không biết. Việc này khiến bệnh không những lâu khỏi mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Dùng thuốc không theo chỉ dẫn
Bác sĩ kê đơn thuốc nhằm điều trị các triệu chứng, giúp kiểm soát và vượt qua một số bệnh tật nhất định. Tuy nhiên, có vô số lý do khiến thuốc không được sử dụng theo đúng chỉ định và không phải tất cả là cố ý. Một số người quên uống thuốc hoặc không hiểu hướng dẫn sử dụng.
Một số khác ngưng dùng thuốc do tác dụng phụ khó chịu hoặc vì họ cho rằng thuốc không có hiệu quả. Cũng có trường hợp, bệnh nhân bỏ liều, tự ý giảm liều để có thể dùng thuốc lâu hơn hoặc họ không đủ khả năng mua lại đơn thuốc ngay lập tức.
Theo ước tính của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), có khoảng 30-50% các ca điều trị thất bại là do bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị hoặc sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong đó, khoảng 25-50% bệnh nhân đang điều trị bằng statin (thuốc giảm cholesterol) đã ngừng điều trị trong vòng một năm và có nguy cơ tử vong tăng lên hơn 25%.
Dùng thuốc sai cách
Dùng thuốc chung với rượu có thể gây tương tác với một số thành phần trong chúng. Việc này có thể làm hỏng gan và gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
Pha thuốc vào đồ uống nóng khiến hơi nóng từ đồ uống làm mất tác dụng của thuốc.
Tự ý dùng thêm các loại thuốc, vitamin hoặc thảo dược có thể gây phản ứng thuốc.
Nhiều người khi dùng thuốc thường mắc phải những lỗi rất cơ bản mà không biết.
Nhiều người khi dùng thuốc thường mắc phải những lỗi rất cơ bản mà không biết. Ảnh: Medtruth. |
Tự ý cắt nhỏ, nghiền viên nén hoặc kéo viên nang
Đừng làm điều này trừ khi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn yêu cầu vì nó có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc. Một số viên thuốc nên được uống toàn bộ vì chúng được thiết kế để bảo vệ dạ dày, tăng hiệu quả và đẩy nhanh thời gian thuốc tác dụng lên cơ thể. Ngoài ra, chúng còn có thể để kết hợp với các thuốc khác.
Hầu hết loại thuốc sẽ có nhãn cảnh báo trên bao bì như "thuốc không được bẻ đôi, nhai hoặc nghiền nát", bệnh nhân hoặc người nhà chăm sóc cần kiểm tra kỹ trước khi sử dụng. Nếu không thấy nhãn cảnh báo, hãy hỏi dược sĩ trước khi nghiền bất kỳ viên thuốc nào.
Khi dùng thuốc theo toa, bạn không được nghiền nát viên thuốc, mở viên nang hoặc nhai mà không hỏi trước dược sĩ xem làm như vậy có an toàn hay không.
Đối với thuốc không kê đơn, hãy đọc kỹ phần "thông tin về thuốc" trên nhãn để biết bất kỳ hướng dẫn nào về việc liệu viên nén hoặc viên nang nên được nuốt nguyên viên mà không cần nghiền nát, nhai hoặc mở.
Khi có nhu cầu nghiền thuốc rắn uống, việc nắm rõ thông tin về dạng và công thức của thuốc là rất quan trọng. Thuốc ở dạng viên nén không có lớp phủ. Viên nén bao phủ polyme mỏng hoặc đường nói chung có thể được nghiền nhỏ. Tuy nhiên, cần phải xem xét thêm đối với các loại thuốc được bọc đường, vì chức năng của nó là che đi vị đắng của thuốc.
Ngoài ra, việc nghiền nát thuốc viên, viên nén hoặc viên nang đã mở cũng có thể khiến người bệnh gặp nguy cơ nhiễm độc. Khi thuốc được nghiền nát, bột mịn được tạo ra có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng hoặc mũi. Do đó, việc nghiền thuốc chữa bệnh ung thư, một số loại thuốc kháng sinh và nội tiết tố bị cấm.
Dùng thìa ăn cơm để đo liều lượng
Một nghiên cứu cho thấy những người dùng thìa cỡ vừa để đong siro ho và các loại thuốc dạng lỏng khác có khả năng uống không đủ liều. Nhưng nếu dùng thìa lớn, nhiều nguy cơ gây quá liều. Vì vậy, hãy luôn sử dụng cốc, ống tiêm hoặc các dụng cụ đo lường khác đi kèm trong hộp thuốc.
Dược sĩ Trần Thị Quốc Tuyến.
Dược sĩ Trần Thị Quốc Tuyến. Ảnh: DSCC. |
Bảo quản sai cách
Hơi nóng và độ ẩm từ vòi hoa sen hoặc bồn tắm có thể làm hỏng thuốc, khiến chúng hoạt động yếu hơn hoặc giảm hiệu quả. Tốt nhất, bạn nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát như trong nhà bếp hoặc trong tủ cao và chắc chắn. Insulin và một số loại thuốc khác cần được bảo quản trong tủ lạnh.
Tất cả loại thuốc nên để xa tầm với của trẻ em và/hoặc được để trong loại chai lọ mà trẻ không thể tự mở nắp.
Tuân thủ thói quen dùng thuốc có nghĩa là bạn dùng thuốc theo đúng chỉ định - đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách và tần suất. Tại sao làm những điều này lại quan trọng? Nói một cách đơn giản, sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn hoặc sai cách có thể dẫn đến các nguy cơ có hại cho sức khỏe như tình trạng bệnh xấu đi, lâu hồi phục hơn, phải nhập viện và thậm chí là tử vong.
Bài viết do dược sĩ Trần Thị Quốc Tuyến, hành nghề tại Hungary và Nguyễn Minh Huy, sinh viên khoa Dược, Đại học Debrecen, Hungary, cung cấp thông tin.
TỔNG HỢP COMBO CHĂM SÓC SỨC KHOẺ VÀ SẮC ĐẸP - PHẦN 1 (17/11/2022)
Bật mí những nguyên nhân gây mụn mà bạn không hề ngờ đến (11/08/2022)
Top Sữa Rửa Mặt Tốt Nhất Hiện Nay Và Những Điều Cần Biết Về Sữa Rữa Mặt, Phân Loại Và Cách Sử Dụng (11/08/2022)
Lysine là gì? 8 lợi ích và cách bổ sung lysine hằng ngày (20/06/2022)
Phân biệt và Công dụng các loại axit béo Omega 3 6 9 và các loại Omega khác (5 7 11) (18/06/2022)
7 loại trái cây có tác dụng chống nắng, sinh collagen nên tăng cường trong mùa hè (15/06/2022)