-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Xuyên Bối Mẫu - Tỳ Bà Cao 2 Vị Thuốc Dân Gian Ai Cũng Tìm Có Tác Dụng Gì?
03/04/2022 Đăng bởi: nguyen van
XUYÊN BỐI MẪU
Xuyên bối mẫu còn có các tên gọi khác như bối mẫu hay triết bối mẫu, được trồng nhiều tại các tỉnh ở Trung Quốc.
Nguồn gốc của tên gọi “bối mẫu” xuất phát từ đặc điểm của cây, các rễ thân bện vào nhau hình xoắn ốc và bám chắc vào rễ trụ giống như đàn con bám vào mẹ.
Đây cũng là phần được sử dụng làm thuốc. Do cây được trồng nhiều ở vùng Tứ Xuyên nên được đặt tên là xuyên bối mẫu.
Xuyên bối mẫu thích nghi với điều kiện ít nắng, không nắng gắt quá gắt và thời tiết rất đa dạng.
Tứ Xuyên là nơi có địa hình phức tạp với nhiều đồi núi, đồng bằng và cao nguyên xen kẽ nên thích hợp cho việc trồng và phát triển loại dược liệu này. Việt Nam và các nước có khí hậu nhiệt đới rất khó để có thể trồng được.
Cây có hoa hình chuông chúc xuống đất với chiều dài hoa từ 3.5 đến 5cm, màu vàng xanh nhạt. Lá mọc vòng từ 3 đến 6 lá, đầu lá cuộn lại với nhau.
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
Bối mẫu dược liệu có chứa nhiều alkaloid (peiminin, peimin, peimisin, peimidin, peimitidin, fritimin), các nguyên tố kim loại (Cu, Mn, Zn,...) và các hợp chất peiminoside. Tất cả các thành phần này có tác dụng hạ huyết áp, long đờm, giảm ho. Do đó, thuốc ho bối mẫu là loại thuốc theo Y Học Cổ Truyền có tác dụng chữa ho rất hiệu quả.
Xuyên bối mẫu có tác dụng gì?
Theo Y Học Cổ Truyền, xuyên bối mẫu có tác dụng lớn trong việc tiêu đờm, trị ho (nhuận phế, trừ đàm, chỉ khái) và thanh nhiệt tán kết nhờ vào thành phần có chứa các alkaloid.
Do đó bối mẫu trị ho là bài thuốc nổi tiếng của Đông y và được áp dụng kết hợp với Tây y và các vị thuốc khác để trị những cơn ho dai dẳng, có đờm.
Ngoài ra, xuyên bối mẫu còn được điều trị cho người hay bị chảy máu cam, nôn ra máu, lợi sữa.
Gần đây các nhà khoa học đã tìm ra một cơ chế trị ho của xuyên bối mẫu là nhờ vào hai hoạt chất Peimin và Peiminin.
Chúng làm ức chế hệ thần kinh trung ương giúp làm dịu các cơn ho, bổ phế, long đờm và ức chế ho giúp giảm tần suất ho và tăng giới hạn chịu đựng của bệnh nhân với các tác nhân gây bệnh.
TỲ BÀ CAO
Từ lâu, Tỳ bà diệp là dược liệu quý trong Đông y.
Vị thuốc này có tác dụng trừ đờm, thanh phế, chống nôn, điều hòa tỳ vị, được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa ho, viêm đường hô hấp, cảm lạnh…
Nguồn gốc của cây Tỳ bà ở Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, cây được trồng và mọc hoang nhiều nơi, nhiều nhất ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội.
Lá hái vào tháng 4 – 5. Cần lau sạch lông, thái nhỏ, phơi hay sấy khô mà dùng.
Thành phần hóa học
- Trong lá có một chất saponin, vitamin B, chừng 2,8mg trong 1g lá.
- Theo Arrhur và Hui (J. Chem. Soc., 1954 và C.A., 1955), trong Tỳ bà diệp có chứa axit ursolic C20H48O3, axit oleanic và caryophylin.
- Trong hạt có amydalin và HCN.
Công dụng
Y học hiện đại
- Chữa ho.
- Nôn mửa.
- Giúp sự tiêu hóa.
- Phụ nữ có thai nôn mửa.
- Rửa vết thương.
Y học cổ truyền
Vị đắng, tính bình.
Quy kinh Phế, Vị.
Chủ trị:
- Chữa ho, nhiều đờm, nôn khan, miệng khát.
- Trị tức ngực, ho suyễn do nhiệt (tẩm mật).
- Đau dạ dày, trị nôn (tẩm gừng), điều hòa Tỳ Vị.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng vị thuốc Tỳ bà diệp theo nhiều cách khác nhau.
Dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.
Trong đó, dược liệu được dùng phổ biến nhất ở dạng thuốc sắc. Mỗi ngày dùng 6 – 12g, thuốc sắc có thể dùng tới 15 – 20g.
Xuyên bối mẫu và Tỳ bà diệp là hai vị thuốc cổ truyền được phối hợp với nhau và sử dụng từ rất lâu trong dân gian.
Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày.
Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
SẢN PHẨM XUYÊN BỐI TỲ BÀ CAO CỦA FUWAH LÀ SỰ KẾT HỢP GIỮA 2 VỊ THUỐC VÀ CÁC THẢO DƯỢC KHÁC GIÚP BẠN NHANH CHÓNG ĐOẠN TUYỆT VỚI CƠN HO
TỔNG HỢP COMBO CHĂM SÓC SỨC KHOẺ VÀ SẮC ĐẸP - PHẦN 1 (17/11/2022)
Bật mí những nguyên nhân gây mụn mà bạn không hề ngờ đến (11/08/2022)
Top Sữa Rửa Mặt Tốt Nhất Hiện Nay Và Những Điều Cần Biết Về Sữa Rữa Mặt, Phân Loại Và Cách Sử Dụng (11/08/2022)
Lysine là gì? 8 lợi ích và cách bổ sung lysine hằng ngày (20/06/2022)
Phân biệt và Công dụng các loại axit béo Omega 3 6 9 và các loại Omega khác (5 7 11) (18/06/2022)
7 loại trái cây có tác dụng chống nắng, sinh collagen nên tăng cường trong mùa hè (15/06/2022)